Rất nhiều người đi làm thường nghĩ rằng, QA và QC trong quản lý chất lượng là tương tự nhau.
Cùng là một người, một công việc, nhưng trong công ty lại có người gọi “anh ấy là QA” cũng có người gọi “anh ấy là QC”.
Vậy liệu có sự khác việt giữa QA và QC và nếu có thì sự khác biệt giữa QA vs QC trong quản lý chất lượng là gì, vai trò của mỗi “người” là như thế nào?
Hãy cùng tìm hiểu ngay dưới bài viết này nhé!

Đầu tiên hãy nói về QA (Quality Assurance)
QA – Quality Assurance là chuỗi hệ thống đảm bảo chất lượng bằng cách tạo ra các quy trình, tiêu chuẩn để đảm bảo sản phẩm, dịch vụ đáp ứng được các yêu cầu chất lượng và nhu cầu khách hàng.
QA thiết lập và duy trì các tiêu chuẩn, quy trình và nguyên tắc khác nhau của hệ thống để đảm bảo chất lượng.
QA đảm bảo sự tin cậy về sản phẩm không có khiếm khuyết hoặc dịch vụ không có lỗi trước khi giao cho khách hàng.
Ví dụ về một số hoạt động QA như thiết kế quy trình, hướng dẫn kiểm tra (SIP) và đào tạo.
Trong phát triển sản phẩm, QA sẽ hoạt động và đảm bảo chất lượng từ giai đoạn ý tưởng đến sản xuất đại trà và giao hàng cho khách.
QA sẽ thiên về ngăn ngừa lỗi hơn là phát hiện lỗi.
Công việc chủ yếu của QA bao gồm:
- Thiết lập, phát triển hệ thống tiêu chuẩn quản lý chất lượng
- Viết bảng câu hỏi để kiểm định chất lượng (audit checklist)
- Đưa ra tiêu chuẩn để kiểm soát chất lượng dựa theo yêu cầu của khách hàng hoặc tiêu chuẩn chung trong lĩnh lực
- Viết lưu trình, hướng dẫn kiểm tra
- Đào tạo cho đội ngũ nhân viên
- Phân tích nguyên nhân và đưa ra biện pháp cải thiện khi xảy ra lỗi
- Quản lý báo cáo, văn bản
- Theo dõi và đánh giá hiệu quả của các quy trình chất lượng
- Cải tiến liên tục
QC (Quality Control) là gì?
QC hay Quality Control thường tập trung vào kiểm tra đầu ra của từng công đoạn cho tới sản phẩm cuối cùng, nhằm đảm bảo chất lượng mỗi quá trình và sản phẩm cuối cùng trước khi giao cho khách hàng được kiểm soát.
Hình thức kiểm tra phổ biến của QC bao gồm, kiểm tra ngẫu nhiên, kiểm tra toàn bộ.
Vai trò của QC là phát hiện lỗi kịp thời, để có biện pháp khống chế, ngăn chặn lỗi phát sinh.

Công việc chủ yếu của QC bao gồm:
- Kiểm tra chất lượng sản phẩm
- Kiểm tra quá trình
- Kiểm tra tính năng (Lab test)
- Phân tích dữ liệu chất lượng
- Xử lý hàng không đạt
- Quản lý báo biểu
- Cải thiện liên tục
- Xem thêm: 7 công cụ quản lý chất lượng – 7QC tools
Sự khác biệt giữa QA vs QC trong quản lý chất lượng
So sánh | QA | QC |
Định nghĩa | Là một hệ thống đảm bảo chất lượng | Hệ thống kiểm soát, khống chế chất lượng |
Mục tiêu | Ngưa ngừa lỗi chất lượng do hệ thống gây ra | Phát hiện lỗi chất lượng, chủ yếu là trên sản phẩm hoặc quá trình |
Công việc thường xuyên | Audit, viết lưu trình, đào tạo, cải tiến liên tục | Kiểm tra liệu đầu vào (IQC), kiểm tra trong quá trình (IPQC), kiểm tra hàng thành phẩm (FQC) |
Phạm vi | Hệ thống, lưu trình quản lý chất lượng | Kiểm soát chất lượng một sản phẩm cụ thể nào đó |
Giai đoạn làm việc | Tập trung nhiều vào giai đoạn khai phá dự án, sản phẩm nhiều hơn | Tập trung nhiều hơn trong quá trình sản xuất đơn hàng |

Lời kết
Trên đây là một vài sự khác biệt giữa QA và QC trong quản lý chất lượng.
Dù có vài điểm khác biệt nhưng cả 2 đều là phần không thể thiếu của hệ thống quản lý chất lượng, cả hai có mối liên hệ rất chặt chẽ, có mục đích chung là nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, đảm bảo an toàn cho sản phẩm và người lao động.
Dù vậy, trên thật tế hầu như rất ít công ty có sự phân biệt rõ ràng giữa QA vs QC.
Cũng có trường hợp người ta gọi là QE (Quality Engineer), người kim luôn công việc của cả QA và QC.
Bạn nghĩ sao về sự khác biệt giữa QA và QC, bạn đang làm ở vị trí nào? Hãy chia sẻ với chúng tôi bằng cách để lại bình luận phía dưới bài viết này nhé.
Câu hỏi thường gặp và trả lời:
Làm QA/QC có cơ hội thăng tiến không?
Câu trả lời là có. Chất lượng sản phẩm khẳng định thương hiệu của một công ty. Tùy vào cơ cấu của từng công ty bạn sẽ có một lộ trình thăng tiến khác nhau. Nhưng nếu bạn giỏi về mảng quản lý chất lượng bạn luôn có cơ hội thăng tiến mà kiếm nhiều tiền dù không ở công ty này thì cũng sẽ ở một công ty khác.
Mức thu nhập của nhân viên QA/QC là bao nhiêu?
Mức lương ngành quản lý chất lượng dao động ở mức từ 8.000.000 VNĐ/tháng đến 40.00.000 VNĐ/tháng tùy vào trình độ chuyên môn, chức vụ và các kỹ năng bổ trợ khác như ngoại ngữ.
Nhà máy có cần có cả QA và QC hay chị một là đủ?
Như đã nói ở trên, QA và QC thực hiện những công việc khác nhau, cùng phối hợp với nhau. Thông thường, một nhà máy tiêu chuẩn sẽ có cả QA và QC, hơn nữa nếu có cả QA và QC, khách hàng sẽ an tâm, tin tưởng và hài lòng hơn.
QA có quyền hạn lớn hơn QC?
Theo truyền thống, QA được coi là cao hơn QC vì nó tập trung vào việc chủ động ngăn ngừa lỗi. Tuy nhiên, trong quản lý chất lượng hiện nay, cả QA và QC đều là những quy trình bổ sung cho nhau và gần như ngang bằng nhau.
Nếu muốn cải thiện chất lượng sản phẩm, tôi nên tập trung vào QA hay QC?
Để cải thiện chất lượng sản phẩm, bạn nên tập trung vào cả hai khía cạnh QA và QC. QA sẽ đảm bảo rằng các quy trình và tiêu chuẩn chất lượng được thiết lập và tuân thủ, trong khi QC sẽ giúp kiểm tra và đánh giá chất lượng của sản phẩm để phát hiện và giải quyết các vấn đề
Làm QA và QC có cần bằng cấp không?
Theo mình được biết, ngành QA và QC chưa có trong trương trình đào tạo chính quy của các trường đại học – cao đẳng. Vì vậy, để trở thành QA/QC bạn không nhất thiết phải theo học ngành cụ thể nào cả, quan trọng vẫn là sự đam mê và tự học hỏi.
Xem thêm: Bằng cấp của các chuyên gia QA/QC là gì?